DCH Group đầu tư mạnh vào các giải pháp “xanh hoá” trung tâm dữ liệu nhằm đáp ứng xu hướng tất yếu của thị trường. Dự kiến DCH sẽ xây dựng 01 Siêu trung tâm Dữ liệu – Digital Hub với 05 tòa Data Hall cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước.

DCH Group không chỉ mang lại các giải pháp lưu trữ và bảo mật dữ liệu tối ưu mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành thông qua các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Cụ thể, các trung tâm dữ liệu của DCH được xây dựng và sử dụng năng lượng mặt trời với dự án Solarfarm cung cấp đến 70% lượng điện tiêu thụ cho dự án, giúp giảm phát thải carbon và đảm bảo vận hành bền vững. Tập đoàn tối ưu không gian, tài nguyên, góp phần tối ưu chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng trong quá trình kinh doanh dịch vụ.
Trong tương lai, khi khách hàng sử dụng dịch vụ IDC của DCH Group, doanh nghiệp không chỉ tiếp cận hạ tầng hiện đại mà còn tận hưởng nhiều lợi ích, bao gồm giảm chi phí vận hành nhờ công nghệ tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tiêu chuẩn ESG để nâng cao uy tín và thu hút đầu tư, bảo mật cao với các tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ hỗ trợ 24/7.
Trung tâm dữ liệu xanh trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuyển đổi số và phát triển bền vững. Với chiến lược đầu tư và ứng dụng công nghệ xanh, DCH Group sẽ góp phần phát triển bền vững ngành công nghệ thông tin.
Trung tâm dữ liệu là hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số nhưng đồng thời cũng là một trong những lĩnh vực tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Theo báo cáo của Cơ quan Điện lực Quốc tế (IEA), các trung tâm dữ liệu, AI và tiền điện tử tiêu thụ khoảng 460 terawatt giờ (TWh) vào năm 2022, tương đương gần 2% tổng nhu cầu điện toàn cầu, con số này dự báo sẽ tăng lên 1.000 TWh vào năm 2026 do sự “bùng nổ” của điện toán đám mây, AI và các dịch vụ số.
Tại Việt Nam, quy mô tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu ước tính đạt 169,8 MW (megawatt) vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 242,4 MW vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 7,38% (Theo Research And Markets). Để dễ hình dung, 1 MW có thể cung cấp điện cho khoảng 800 – 1.000 ngôi nhà một năm với điều kiện sử dụng bình thường. Điều này cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế số, yêu cầu về trung tâm dữ liệu xanh, tiết kiệm năng lượng và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu.
Các quốc gia phát triển đã có những chính sách mạnh mẽ thúc đẩy trung tâm dữ liệu xanh. EU yêu cầu các chủ sở hữu những trung tâm này có công suất tiêu thụ điện năng từ 500kW phải báo cáo hiệu suất sử dụng hàng năm. Trong khi đó, Đức áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng PUE (Power Usage Effectiveness) nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 cho các trung tâm dữ liệu cũ hoạt động trước ngày 1/7/2026 và nhỏ hơn hoặc bằng 1,2 cho các trung tâm hoạt động sau ngày 1/7/2026. Singapore chỉ cấp phép xây dựng cho các trung tâm có PUE dưới 1,3 trở xuống. Các ông lớn như Google, Microsoft, Amazon cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào những TTDL sử dụng 100% năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải carbon.